Các làng nghề dệt lụa truyền thống nổi tiếng ở Việt Nam
Nghề trồng dâu nuôi tằm được xuất hiện tại nước ta từ thời Vua Hùng Vương thứ VI, do công chúa Thiều Hoa – người đã trực tiếp mày mò, và hình thành nên ngành dệt lụa này, và là người đặt tên cho tấm sợi đan ấy là lụa, gọi bướm là ngài, và sâu là tằm, và những tên gọi này được sử dụng cho tới ngày nay và đi song hành cùng với các làng nghề truyền thống. Và bài viết này, chúng ta cùng nhau tìm hiểu về các làng nghề truyền thống lâu đời làm nghề dệt lụa ở cả nước, và vẫn đang tồn tại, giữ gìn nét tinh hoa, bản sắc của dân tộc.
Các làng nghề dệt lụa Việt nổi tiếng
Làng nghề Vạn Phúc – Hà Đông (Hà Nội)
Làng nghề Vạn Phúc được xem là một làng nghề có lịch sử lâu đời nhất hiện nay, Những sản phẩm lụa được làm ra tại làng nghề được cống phẩm cho các vua chúa, quan lại thời bấy giờ. Các sản phẩm lụa tơ tằm của làng mang nhiều hoa văn họa tiết độc đáo, sự mềm mại đặc trưng của các sợi tơ, và dân gian tương truyền “Chiếu Nga Sơn, Gạch Bát Tràng, vải tơ Nam Định, lụa hàng Hà Đông”.
Ngoài ra, sản phẩm lụa Vạn Phúc còn được đưa vào các tác phẩm, thơ, nhạc, phim điện ảnh nhằm tôn vinh lên vẻ đẹp của lụa tơ tằm nói chúng và lụa Vạn Phúc – Hà Đông nói riêng.
Nhưng hiện nay, làng nghề ngày càng bị mai một bởi thị hiếu trị trường, ngày càng ít người sử dụng hàng lụa thật, lụa nguyên chất, vì thế đầu ra cho sản phẩm lụa ngày càng bị khó khăn, đồng thời, tính chất đa dạng của sản phẩm lụa không cao, dẫn đến không đáp ứng được xu thế của thị trường.
Song song với đó là việc tồn tại hàng giả hàng nhái kém chất lượng, làm cho người tiêu dùng khó mà nhận định được đâu là lụa thật đâu là lụa giả.
Làng lụa Vạn Phúc
Làng nghề Lụa Mã Châu (Duy Xuyên – Quảng Nam)
Làng nghề Mã Châu có truyền thống dệt lụa khoảng hơn 300 năm, nằm tại địa phận thị xã Hội An – Quảng Nam, nơi có đất đai màu mỡ, trồng nên những cây dâu tươi tốt điều này tạo nên chất lượng sợi tơ của con tằm khi nhả ra – đây cũng là yếu tố tạo nên sự khác biệt của lụa Mã Châu đối với các dòng sản phẩm lụa của những làng nghề khác.
Hiện nay, kinh tế thị trường ngày càng phát triển và đổi mới, làng nghề cũng gặp khá nhiều khó khăn về: nguyên liệu, chất lượng, tính đa dạng và đầu ra cho sản phẩm lụa. Tuy nhiên các nghệ nhân của làng nghề vẫn cố gắng giữ gìn và truyền nghề lại từ đời này sang đời khác.
Làng lụa Mã Châu
Làng nghệ lụa Tân Châu (An Giang)
Lụa Tân Châu được biết đến với cái tên thương hiệu là Lãnh Mỹ A – nổi tiếng từ trước đến nay. Và để tạo ra những sản phẩm lụa óng ả, thì các nghệ nhân ở nơi đây cực kì kì công trong quá trình trồng dâu nuôi tằm.
Lụa Tân Châu từng là một trong những trung tâm tơ lụa lớn nhất ở Việt Nam, đặc biệt là khu vực phía Nam. Do đó người dân nơi đây luôn luôn tự hào về những sản phẩm từ lụa. Ngoài ra, lụa Tân Châu còn được đưa vào thơ ca để tôn vinh lên vẻ đẹp mĩ miều của nó:
“Trai nào thanh bằng trai Sông Của,
Giá nào thảo bằng gái Tân Châu,
Tháng ngày dệt lụa trồng dâu,
Thờ cha, nuôi mẹ quản đâu nhọc nhằn.”
Nói lên sự gắn liền hình ảnh người con gái Tân Châu bên những nong tằm, kén tơ, một dáng vẻ mĩ miều, đậm chất Nam Bộ.
Nét đặc trưng của sản phẩm lụa làng nghề là kĩ thuật in ấn, nhuộm màu cho lụa, phải trải qua nhiều công đoạn khác nhau, cũng như những thủ thuật, kinh nghiệm của người làm nghề, tạo ra những sản phẩm lụa có màu sắc tự nhiên và không bị phai màu trong quá trình sử dụng.
Lụa Tân Châu cũng được xuất sang khá nhiều các quốc gia trên thế giới, và hiện nay, nó vẫn đang được các nghệ nhân giữ gìn và phát triển.
Làng lụa Tân Châu
Làng lụa Nha Xá (Hà Nam)
Làng nghề được tạo dựng bởi tướng Trần Khánh Dư tức Nhân Huệ Vương thời nhà Trần. Làng lụa cực kì nổi tiếng và cho đến nay, làng vẫn đang trên đà phát triển, bởi cơ cấu chuyên môn hóa được các người dân trong làng phát huy, tăng năng suất, chất lượng sản phẩm lụa.
Hiện tại, làng lụa Nha Xá là một trong những làng nghề nổi tiếng và phát triển nhất hiện nay.
Làng lụa Nha Xá
Làng lụa Bảo Lộc – Lâm Đồng
Lụa Bảo Lộc, khá đặc biệt, mỏng manh nhưng cực kì tinh tế, sản phẩm của làng nghề được xuất sang nhiều thị trường trên nhiều quốc gia trên thế giới, đặc biệt là những thị trường cực kì khó tính như: Nhật, Pháp, Ý,…Ưu điểm là sử dụng các công nghệ hiện đại vào quá trình sản xuất lụa tơ tằm, từ các quốc gia có công nghệ phát triển, kết hợp với kỵ thuật kinh nghiệm dệt của các nghệ nhân nơi đây, tạo nên sản phẩm vô cùng độc đáo, vô cùng thượng hạng.
Tuy nhiên, lụa chất lượng là thế, nhưng ít được người Việt sử dụng, bởi nó chủ yếu được xuất đi nước ngoài.
Lụa Bảo Lộc
Nguồn Nhasilk